NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TẮM CỦA THIẾT NGƯNG

Đỗ Thu Thủy, Võ Đan Linh

Tập 15, Số3
Thời gian xuất bản: 1/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: dothuy.dhkh@gmail.com
Tóm tắt

Những người đàn bà tắm là cuốn tiểu thuyết miêu tả thành công bức tranh hiện thực xã hội Trung Quốc từ những năm đầu của phong trào Cách mạng Văn hoá cho đến những năm cuối của thế kỷ XX. Để làm được điều này, Thiết Ngưng đã sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo đa dạng người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật độc đáo. Tác giả đi từ người kể chuyện ngôi thứ nhất đến người kể chuyện ngôi thứ ba để kể câu chuyện của một giai đoạn lịch sử không thể quên. Đa điểm nhìn trần thuật cùng hướng tâm sự kiện giúp khám phá bi kịch nội tâm nhân vật. Sau đó là sự lồng xen điểm nhìn trần thuật giúp hoàn thiện bức tranh hiện thực trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng, từ đó tạo nên sức hút riêng cho một tác phẩm vốn được xem là đi đến tận cùng ngõ ngách tâm hồn của người phụ nữ.

Từ khóa
Điểm nhìn, Người kể chuyện, Thiết Ngưng