VĂN HOÁ SẢN XUẤT CỦA CƯ DÂN LÀNG THAI DƯƠNG HẠ (THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ): NHÌN TỪ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN THUỶ HẢI SẢN TRUYỀN THỐNG
Nguyễn Thăng Long
Làng Thai Dương Hạ có lịch sử hình thành từ khá sớm ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Từ buổi đầu thành lập, cư dân nơi đây đã biết dựa vào nguồn lợi của biển cả, đầm phá để tạo lập cuộc sống, dần trở thành ngôi làng có truyền thống kinh tế biển nổi tiếng ở trong vùng. Trải qua thời gian, văn hoá sản xuất với các nghề chính là đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản được ngư dân hoàn thiện và trao truyền cho các thế hệ kế cận, từng bước ổn định cuộc sống trong điều kiện mưu sinh đầy gian nan, bất trắc từ đại dương mênh mông. Bài viết này nhằm giới thiệu một số nghề đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản truyền thống của ngư dân làng Thai Dương Hạ, qua đó để thấy được vai trò quan trọng của các ngành nghề này trong đời sống dân làng. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá sản xuất truyền thống của cư dân Thai Dương Hạ trong giai đoạn hiện nay.