ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lê Công Tuấn, Trần Thanh Hoà, Đường Văn Hiếu, Lê Thị Tịnh Chi, Mai Ngọc Châu, Lê Thị Phương Chi, Trần Ngọc Tuấn, Phạm Quang Anh Khôi, Trương Văn Đàn

Tập 19, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2021
Mục lục: mucluc.pdf
Email: lecongtuan@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Nuôi tôm thẻ trên cát ven biển Thừa Thiên Huế đang sử dụng thuốc kháng sinh rất phổ biến (96,5% hộ nuôi sử dụng), trong đó loại Oxytetracycline được sử dụng nhiều nhất. Các loại kháng sinh chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ. Người nuôi tôm đã mua thuốc kháng sinh chủ yếu từ công ty phân phối trực tiếp (chiếm 24,1%) và đại lý (chiếm 75,9%). Nhiều loại kháng sinh được sử dụng nhưng không có trong danh mục quy định hiện hành và có tình trạng sử dụng kháng sinh đã được cấm là Ciprofloxacin. Bên cạnh mục đích chính của sử dụng kháng sinh là trị các bệnh như hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng, đốm trắng do vi khuẩn, vi bào tử trùng, teo gan thì còn có tình trạng sử dụng Oxytetracycline để phòng bệnh cho tôm. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn từ 10-30 ngày nuôi và 30-45 ngày nuôi với tỷ lệ lần lượt là 89,9% và 86,2%. Kiến thức và thông tin để người nuôi sử dụng thuốc kháng sinh chủ yếu theo kinh nghiệm cá nhân là chính bên cạnh tham khảo hướng dẫn sử dụng trên bao bì và tư vấn của đại lý.

Từ khóa
Thừa Thiên Huế, kháng sinh, mục đích, thành phần, tôm thẻ