TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Lê Công Tuấn

Tập 24, Số2
Thời gian xuất bản: 6/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: lctuan@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Năm 2023, tỉnh Quảng Trị có 101,8 ha nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Ở vùng cát ven biển, 100% số hộ khảo sát nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) và sử dụng hoàn toàn ao lót bạt, trong đó 58,3% nuôi thâm canh với 44,4% áp dụng quy trình nuôi 2 giai đoạn; tôm đạt 61,81 con/kg sau 4 tháng nuôi. Vùng cửa sông, 84,3% số hộ nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi theo hình thức thâm canh trên ao đất (gần 80%); quy trình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn chưa được phổ biến ở vùng sinh thái này. Một số hộ nuôi áp dụng công nghệ vi sinh mang lại hiệu quả về năng suất và lợi nhuận từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trên diện tích 01 ha nuôi. Các loại men vi sinh trong đó tổ hợp các vi sinh có lợi (EM - Effective Microorganisms), vi sinh công ty CP được các hộ nuôi tôm thường dùng, tôm được ghi nhận tăng trưởng nhanh, cải thiện được chất lượng nước và giảm lượng nước thay. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi tôm phù hợp với điều kiện đặc trưng của địa phương.

Từ khóa
tôm thẻ chân trắng, công nghệ cao, công nghệ biofloc
File tóm tắt: Chưa tải lên