CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA ĐẠI NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂN LẠP VÀ VẠN TƯỢNG THỜI VUA MINH MẠNG (1820 - 1841)

Trần Quí Vân Nguyên, Võ Thị Kim Thảo, Trần Quỳnh Hương, Hồ Hữu Yên Minh

Tập 24, Số3
Thời gian xuất bản: 6/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: vtkthao@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn đối với Chân Lạp và Vạn Tượng - các nước láng giềng được bảo hộ dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1841). Sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu lịch sử và phân tích dưới lăng kính lý thuyết quan hệ quốc tế, nghiên cứu cho thấy rằng Chân Lạp đóng vai trò then chốt về mặt địa chính trị đối với Đại Nam, trong khi đó Vạn Tượng bị nhà Nguyễn bỏ mặc trong cuộc chiến với Xiêm (Siam). Xét tổng thể, chính sách ngoại giao của Đại Nam đối với các nước này nhằm mục tiêu kép, đó là cạnh tranh quyền lực với Xiêm và đảm bảo an ninh lãnh thổ quốc gia. Nghiên cứu đóng vai trò cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính trị ngoại giao tại Đông Nam Á lục địa trong thế kỷ XIX, giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quan hệ quốc tế trong việc xác định sự phát triển và định hình của các quốc gia trong khu vực.

Từ khóa
 Chính sách ngoại giao, Đại Nam, Minh Mạng, Quan hệ quốc tế
File tóm tắt: Chưa tải lên