DẤU ẤN MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG Ở HỘI AN

Nguyễn Thị Hồng Tươi

Tập 25, Số1
Thời gian xuất bản: 7/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: tuointh@dau.edu.vn
Tóm tắt

Người Việt có sự dịch chuyển không gian cư trú trong quá trình mở mang bờ cõi thì quan niệm, tư tưởng sẽ có những thay đổi nhất định. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng sẽ là nơi thể hiện rõ nhất điều này. 

Dưới thời nhà Nguyễn (1802 – 1945), nghệ thuật trang trí cung đình được xem như một xu hướng phát triển, có sự lan tỏa mạnh mẽ và được duy trì đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, những ngôi đình ở Hội An – Quảng Nam vừa mang tính dân gian vừa mang yếu tố của cung đình thông qua tài năng và tay nghề của các nghệ nhân. Sự kế thừa trong nghệ thuật trang trí của mỹ thuật thời Nguyễn đã có những cải biến, thay đổi để phù hợp với Hội An hơn. Điều đó được biểu hiện qua các đồ án, họa tiết trang trí, các dạng bố cục (ô hộc, đăng đối…), khảm sành sứ… Đây chính là các yếu tố đã góp phần khẳng định dấu ấn của mỹ thuật thời Nguyễn đối với nghệ thuật trang trí trên kiến trúc đình làng ở Hội An. 

Một nền văn hóa luôn có sự vận động và có chiều sâu thẩm mỹ thì luôn chứa đựng trong mình những phong cách, đặc điểm văn hóa vùng rất rõ nét. Điều này được chứng minh thông qua những giá trị nghệ thuật tinh tế được pha trộn trên dải đất di sản miền Trung - Huế - Hội An. 

Từ khóa
 Kiến trúc đình làng, mỹ thuật thời Nguyễn, nghệ thuật trang trí
File tóm tắt: Chưa tải lên