THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1986

Nguyễn Thị Ái Thoa

Tập 13, Số3
Thời gian xuất bản: 12/2018
Mục lục: mucluc.pdf
Email: thoanguyenpy@gmail.com
Tóm tắt

Biểu tượng trong tác phẩm văn học có thể là một nhân vật, hình ảnh, sự vật… có khả năng biểu đạt nhiều ý nghĩa ngoài ý nghĩa trực tiếp, hiển nhiên. Đồng thời, biểu tượng trong văn học được mã hóa từ những cảm xúc, tư tưởng của nhà văn và có khả năng gợi ra trường liên tưởng đối với người đọc. Tác phẩm văn học có thể có hàng loạt biểu tượng tùy theo khả năng sáng tạo và mục đích nghệ thuật của tác giả. Đặc biệt, trong các tác phẩm tiểu thuyết có sử dụng yếu tố huyền thoại thì biểu tượng trở thành một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt bởi nó gắn liền với quan niệm về tâm linh và đời sống tâm lý của con người. Bài viết này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu biểu tượng ở những tiểu thuyết tiêu biểu có sử dụng yếu tố huyền thoại từ sau 1986 đến nay.

Từ khóa
Biểu tượng, tiểu thuyết, văn học Việt Nam từ sau 1986